5 Phút Để Trở Thành Scrum Master
Quy trình Scrum không phải là một khái niệm xa lạ gì với nhân viên Lisod. Buổi workshop “Thực hành quy trình Scrum” cung cấp kiến thức cho nhân viên Lisod về quy trình thực hiện dự án hiệu quả.
Waterfall vs Agile
Agile và Waterfall là hai phương pháp luận đặc biệt của các quy trình để hoàn thành các dự án hoặc hạng mục công việc.
Agile là một phương pháp lặp đi lặp lại kết hợp một quy trình hợp tác và tuần hoàn. Waterfall là một phương pháp tuần tự cũng có thể hợp tác, nhưng các tác vụ thường được xử lý theo một quy trình tuyến tính hơn.
Tham khảo: Sự khác nhau giữa Waterfall và Agile
Quy trình Scrum là gì?
Quy trình Scrum là một phương pháp Agile dùng cho phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển phần mềm.
Quy trình Scrum là một khung quản lý dự án được áp dụng rất rộng rãi, từ những dự án đơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp với hàng trăm người tham gia, và kể cả những dự án đòi hỏi khung thời gian cố định.
Trong quy trình Scrum, công việc được thực hiện bởi nhóm quy trình Scrum thông qua từng phân đoạn lặp liên tiếp nhau được gọi là Sprint.
Để hiểu được Scrum thì cần hiểu nguyên lý của quy trình Scrum, các Vai trò, Tạo tác, Sự kiện và sự vận hành của một vòng đời quy trình Scrum.
Tìm hiểu thêm Scrum là gì?
Đội ngũ quy trình Scrum
Đội ngũ quy trình Scrum bao gồm 1 Product Owner, team Dev và 1 Scrum Master.
Product Owner là người duy nhất chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog.
Không ai được phép yêu cầu team Dev làm việc theo một loạt các yêu cầu khác nhau và team Dev không được phép làm theo những gì người khác nói.
Scrum Master chịu trách nhiệm đảm bảo rằng team Scrum tuân thủ lý thuyết, thực hành và quy tắc của quy trình Scrum.
Tìm hiểu thêm Những vai trò chính trong Scrum
Tiến trình Scrum
Scrum chia dự án thành các vòng lặp phát triển gọi là các sprint. Mỗi sprint thường mất 2- 4 tuần (30 ngày) để hoàn thành.
Nó rất phù hợp cho những dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ cao.
Sprint bao gồm Sprint Planning Daily Scrum (tổng hợp hàng ngày), công việc của Dev, Sprint Review (Đánh giá) và Sprint Retrospective (Bài học kinh nghiệm).
Sprint
Product Backlog liệt kê tất cả các tính năng, chức năng, yêu cầu, cải tiến và những sửa đổi cho sản phẩm sẽ được ra mắt trong tương lai.
Sprint Backlog là dự đoán của team Dev về các thức hoạt động của Increment tiếp theo và những công việc cần hoàn thành (Done Increment).
Increment là tổng hợp tất cả Product Backlog đã hoàn thành trong suốt 1 sprint và thành tựu của Increment đã đạt được trong những Sprint trước.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem

Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai

6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.

Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.

4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.