Phát Huy Sự Sáng Tạo Trong OKRs Cho Lập Trình Viên
Trong buổi workshop 9/7, CEO Nguyễn Tiến Thành tiếp tục đề cập đến một khía cạnh khác của OKRs: tính sáng tạo.
OKRs là một công cụ quản lý được nhiều công ty lớn như Google hay Amazon đánh giá cao và đang trở nên rất phổ biến tại thung lũng Silicon. Tuy nhiên, trong cuốn sách “Measure What Matters”, John Doerr đã khẳng định văn hóa OKRs không phải là một phép màu mà mọi doanh nghiệp đều có thể trở nên thành công với nó, chúng cần một nền văn hóa làm việc mạnh mẽ, cởi mở, sáng tạo để có thể hình thành.
- Tính sáng tạo được thể hiện thế nào trong mô hình OKRs?
- Tính quan trọng của sáng tạo trong OKRs là gì?
- Làm sao để sáng tạo?
Đây là những câu hỏi đã được CEO Nguyễn Tiến Thành trả lời trong buổi Workshop về OKRs tháng 7.
Tính sáng tạo trong mô hình OKRs
OKRs không phải là một danh sách việc cần làm mà cấp trên “ấn” xuống các cấp nhỏ hơn. Chúng không phải là một con đường cố định được vạch sẵn bởi công ty và bắt mọi người tuân theo. Thực tế, sự khác biệt của mô hình này là chúng kết hợp cả phương pháp quản trị Top Down (từ trên xuống) và Bottom up (từ dưới lên). Theo Andy Grove – người khai sinh OKRs – cho rằng 50% OKRs nên được đề xuất bởi quản lý và 50% bởi nhân viên.
Nhiệm vụ của công ty là đưa ra những mục tiêu chung, bao quát mà tổ chức muốn thực hiện trong khoảng thời gian sắp tới. Khi xác định được hướng đi của doanh nghiệp, mỗi thành viên sẽ căn cứ theo điểm mạnh và nguồn lực của bản thân để định ra các Objective và Key Results của riêng mình, đảm bảo chúng phải phù hợp Mục tiêu và Kết quả then chốt của doanh nghiệp. Đây chính là giai đoạn mà sự sáng tạo cần được thực hiện. Các cá nhân phải tự tư duy, đưa ra các ý tưởng, giải pháp để đạt được mục tiêu chung. Đây cũng chính là cách OKRs tạo ra động lực giúp các nhân sự có tinh thần, thái độ, trách nhiệm và hành vi tích cực để hoàn thành xuất sắc công việc.
Vậy sáng tạo trong OKRs có quan trọng không?
Câu trả lời là có, không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn sách Measure what matters viết về OKRs, tác giả đã minh chứng cho việc áp dụng thành công mô hình OKRs bằng hàng loạt các công ty công nghệ, nơi mà sức sáng tạo và tư duy logic được phát huy vô cùng mạnh mẽ. Thực tế, OKRs được Andy Grove tạo ra để khắc phục những điểm yếu của mô hình MBO (Management By Objectives). Và một trong những điểm yếu đó chính là tính sáng tạo. Với MBO, mục tiêu liên tục được giao từ trên xuống và trách nhiệm của nhân viên là tuân theo. Cách này về lâu dài sẽ hạn chế sự chủ động và sáng tạo của nhân viên. Hệ thống sẽ không thể vận hành hiệu quả nếu không có sự tham gia, chỉ dẫn từ cấp trên. Trái ngược lại, OKRs lại là sự chủ động tiến tới mục tiêu của toàn bộ hệ thống tổ chức. Rất nhiều công ty trên thế giới đã và đang dần chuyển đổi từ MBO sang OKRs vì tính hiệu quả mà nó mang lại là không thể bàn cãi.
Quy trình sáng tạo trong OKRs
Trong buổi workshop, trước câu hỏi của nhân viên về việc làm sao để có được ý tưởng? Làm sao để biết ý tưởng nào là tốt nhất? CEO Nguyễn Tiến Thành đã đưa ra quy trình sáng tạo mà anh đã áp dụng nhiều năm và hướng dẫn cách đưa quy trình này vào mô hình OKRs.
Bước 1 – Brainstorm: Ở bước này bạn hay cứ liệt kê ra mọi mục tiêu mà bạn cần phải làm. Xin đừng vội đánh giá những mục tiêu này là tốt hay dở, khả thi hay không. Bạn hãy thoải mái liệt kê mọi mục tiêu bạn muốn.
Bước 2 – Chắt lọc: Sau khi đã có danh sách những mục tiêu, bạn hãy chọn ra 3 – 4 mục tiêu cần kíp nhất.
Bước 3 – Tạo Key results: Với những mục tiêu đã có ở bước 2, bây giờ với mỗi mục tiêu, bạn hãy liệt kê 2-5 key results phù hợp.
Bước 4 – Đo lường: Điều quan trọng trong OKRs là cụ thể hóa mục tiêu thành con số để có thể đo lường được. Vậy ở bước này, bạn hay đưa ra phương án đo lường tương ứng với mỗi key results và Objectives.
Bước 5 – Thực hiện và cải tiến: Sau khi đã có đủ Objectives, Key results và phương án đo lường thì giờ đây bạn hay tiến hành thực hiện chúng. Sau một khoảng thời gian thử nghiệm, bạn có thể tiến hành những thay đổi hay cải tiến để có được những kết quả tốt hơn, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Kết luận
Nói tóm lại, áp dụng mô hình OKRs không chỉ là liệt kê ra các Objectives và Key Results mà nó còn là sự chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân trong việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Đừng coi những mục tiêu của cấp trên là danh sách công việc mà hãy coi nó như một đích đến và bạn sẽ là người tìm cách để tiến tới đích nhanh nhất có thể. Đến khi đó, bạn mới có thể tận dụng mọi khả năng, kiến thức của bản thân để phát triển và đạt được thành công của riêng mình cũng như của tổ chức.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.