Lập Trình Viên Cần Biết UI Để Làm Gì?
UI, UX đang là công nghệ thiết kế web phổ biến nhất hiện nay mà mọi lập trình viên, đặc biệt là lập trình viên frontend cần biết. Tại sao lập trình viên phải quan tâm đến UI? Chẳng phải đã thuê designer thiết kế web rồi hay sao? Buổi workshop hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi này.
UI là gì? Tại sao lập trình viên cần biết UI?
UI là viết tắt của User Interface tức là giao diện người dùng. Hay nói một cách khác, UI chính là tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy trên website như: màu sắc, font chữ, bố cục các phần tử web, hình ảnh trên web,…
Người làm phần mềm cần biết những kiến thức UI để:
- Với lập trình viên: nhận biết các lỗi sai trong design của khách, feedback với designer những bug trong chính UI đó.
- Với QA, BrSE: Có kiến thức về mặt kỹ thuật để có thể hiểu được vì sao khách có phản hồi như vậy.
Khi cần làm responsive, lập trình viên cần tôn trọng những nguyên tắc UI cơ bản của mẫu design, tránh làm vỡ layout của thiết kế.
4 nguyên tắc cơ bản trong UI
Nguyên tắc lân cận (Proximity)
Khi vài phần tử ở khoảng cách gần nhau, chúng sẽ trở thành một phần thống nhất hơn là và thành phần riêng lẻ.
Những phần tử có liên quan đến nhau sẽ được nhóm lại để người đọc có thể nhận biết được sự liên kết trong nội dung.
Mục đích của nguyên tắc lân cận là để sắp xếp nội dung sao cho dễ theo dõi và dễ nhớ hơn.
Cách nhận biết: Nheo nhẹ mắt và đếm số thành phần xuất hiện trên trang bằng cách đếm số lần mắt của bạn dừng ở điểm nào đó.
Hiệu quả khi sử dụng nguyên tắc lân cận
Nguyên tắc căn lề (Alignment)
Mọi thành phần trong trang không nên được đặt một cách tùy tiện. Mọi thứ cần có sự liên kết hữu hình với những yếu tố khác trong trang.
Sự thống nhất là một khuôn mẫu rất quan trọng trong design và để thực hiện điều đó cần nguyên tắc chặt chẽ giữa các yếu tố tách biệt.
Kể cả yếu tố không gần với trang, chúng có thể xuất hiện thống nhất, kết nối và liên kết với các thông tin khác đơn giản bằng vị trí của chúng.
Kiểu căn lề trái hiệu quả truyền đạt thông tin tốt hơn kiểu căn lề giữa, đa phần các UI chuyên nghiệp thường không căn lề giữa.
Đọc thêm: Yếu tố căn lề trong Design
Nguyên tắc lặp lại (Repetition)
Như đã đề cập ở trên, mọi thiết kế đều cần có cái nhìn và cảm nhận nhất quán, tính nhất quán giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ và dễ theo dõi hơn.
Khi nhìn vào một mẫu UI có sự nhất quán, người xem sẽ không bị sao nhãng bởi quá nhiều thứ rời rạc, họ sẽ thoải mái và tập trung vào nội dung chính.
Để đạt sự nhất quán trên, ngoài căn lề ra, những phần tử có chức năng giống nhau cần được lặp lại.
Những phần tử có chức năng giống nhau được lặp lại các yếu tố: Kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt, khoảng cách và căn lề.
Nguyên tắc tương phản (Contrast)
Tương phản là một trong những cách hữu quả nhất để giữ sự quan tâm trực quan của người dùng đến trang của bạn.
Điều này cũng tạo nên sự phân cấp thị giác một cách có chủ đích giữa các yếu tố khác nhau.
Người đọc sẽ có khả năng hiểu cách thông tin được sắp xếp ngay lập tức, dòng logic giữa các yếu tố với nhau.
Những yếu tố tương phản sẽ điều hướng người đọc một cách có chủ đích, người đọc sẽ chú ý vào đúng điều mà lập trình viên hay designer muốn người xem tập trung vào.
Lập trình viên cần lưu ý gì khi phân tích UI?
Các lập trình viên cần tôn trọng thiết kế trong design của designer, đặc biệt là nguyên tắc căn lề là lỗi thường gặp của các dev.
Để biết được UI có đạt chuẩn nguyên tắc cơ bản không cần phải đáp ứng được những câu hỏi sau:
- Nguyên tắc lân cận (Proximity): Khoảng cách các phần tử đã đảm bảo chưa?
- Nguyên tắc căn lề (Alignment): Căn lề như vậy có mục đích gì? Trông đã chuyên nghiệp chưa?
- Nguyên tắc lặp lại (Repetition): Thiết kế có nhất quán không? Bị sao nhãng ở chỗ nào không?
- Nguyên tắc tương phản (Contrast): Phần cần nổi bật, nhấn mạnh là phần nào?
Robin Williams đã lấy ví dụ rất cụ thể cho nguyên tắc này trong quyển sách “Non-Designers Design Book”. Không cần là designer, ai sau khi đọc quyển sách này đều có thể phân tích UI một cách thuần thục.
Download sách “Non-Designers Design Book” miễn phí
Tổng kết
UI tưởng chứng là công việc của designer nhưng thực chất người trực tiếp tạo ra sản phẩm và đưa nó đến tay người dùng lại là đội ngũ phát triển phần mềm.
Do đó, lập trình viên cần nắm vững kỹ năng phân tích UI để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng công việc của mình.
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.