OKRs Là Gì? Tại Sao Senior Developer Cần Biết OKRs?

Quang Anh
|
1061 views
|
March 16, 2022

OKRs là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy khả năng phát triển của mỗi lập trình viên nói chung và các Senior Developers nói riêng. Hãy tìm hiểu tại sao OKRs lại nổi tiếng như vậy trong cộng đồng doanh nghiệp phát triển phần mềm nhé!

 

Câu chuyện của OKRs

 

Trong những năm 50 của thế kỉ XX, phương pháp quản trị MBO, tiền thân của OKRs sau này, do Peter Drucker sáng tạo ra đời.

 

MBO có thể được hiểu là nguyên tắc quản lý bằng mục tiêu và tự chủ. Phương pháp này nổi tiếng và được nhiều doanh nghiệp thời đó áp dụng hiệu quả. Hiệu suất các doanh nghiệp lúc bấy giờ sử dụng MBO tăng đến 56%. 

 

Andy Grove, CEO của Intel đã dựa vào MBO để xây dựng hệ thống quản trị mục tiêu OKRs.

 

Năm 1974, Andy Grove bắt đầu áp dụng O(Objective)-KRs(Key Result) vào việc quản trị Intel. Tuy nhiên, tới tận năm 1975, OKRs mới hoạt động trơn tru, hiệu quả và hoàn thiện tại công ty này.

 

Cùng trong năm 1975, John Doerr trở thành thực tập sinh của Intel.

 

Được làm việc trong môi trường áp dụng OKRs hoàn chỉnh và hiệu quả, John Doerr cảm thấy vô cùng yêu thích và nhìn nhận nó như kim chỉ nam, phương pháp sáng suốt của mọi doanh nghiệp.

 

Ông thấm nhuần quy trình áp dụng này và mong muốn đem nó đến với nhiều doanh nghiệp trên thế giới hơn.

 

Vào những năm 2000, John Doerr đã mang OKRs đến với Google. Nó trở thành phương pháp quản trị của Google, giúp Google trở thành doanh nghiệp đỉnh cao như ngày nay.

OKRs là phương pháp quản trị mà bất kì Senior Developer nào cũng nên biết
OKRs là phương pháp quản trị mà bất kì Senior Developer nào cũng nên biết.

 

John Doerr được coi là người truyền bá vĩ đại nhất của OKRs. Hiện nay OKRs vẫn được lan tỏa và được coi là công cụ quản trị xuất sắc cho những doanh nghiệp.

 

OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu và kết quả then chốt

 

Đây là công cụ hợp tác để thiết lập những mục tiêu ý nghĩa, cụ thể, có thiên hướng hành động và được làm đầy cảm hứng.

 

Những kết quả chính cần được cụ thể, có thời hạn và có thể đo lường được. 

 

Một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công nhất OKRs có thể kể đến Google. Google đã áp dụng nó ngay từ những ngày đầu tiên phát triển công ty. 

 

O(Objective)-KRs (Key Results) được áp dụng theo các mục tiêu và chia theo các cấp độ áp dụng từ nhỏ đến lớn: cá nhân, phòng ban, tổ chức.

 

Điều giúp OKRs phù hợp và mang lại hiệu quả với Google đó chính là: mọi người trong công ty đều hướng về mục tiêu chung. 

OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu và kết quả then chốt
OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu và kết quả then chốt

 

OKRs cho phép mỗi cá nhân làm chủ mục tiêu của bản thân.

 

Những mục tiêu này xuất phát từ nội tại mong muốn phát triển chứ không phải những mục tiêu được xây dựng trên áp lực.

 

Bên cạnh đó, các mục tiêu được đặt ra có thể đo lường được. Điều này giúp cho mỗi cá nhân hay người đứng đầu tổ chức có thể theo dõi được tiến độ và hiệu  quả công việc.

 

O(Objective)-KRs(Key Results) được xây dựng dựa trên cơ chế tự chủ, tự điều chỉnh và hỗ trợ phát triển cá nhân toàn diện.

 

OKRs được công khai và minh bạch. Các nhân viên trong nội bộ công ty có thể nhìn thấy OKRs của nhau. Điều này giúp cho mọi người nhìn nhận những gì người khác đang làm vì mục tiêu công ty. 

 

Khám phá quy trình: 5 bước thực hiện OKRs hiệu quả cho Senior Developers

 

Senior developer có cần OKRs không?

 

Các Senior Developer cần đặt các mục tiêu rõ ràng trong quá trình thiết lập OKRs của cá nhân để các lập trình viên có thể hiểu và đặt ra những mục tiêu cá nhân hợp lý.

 

Họ cũng luôn là người phải cập nhật OKRs của cấp trên, theo sát mục tiêu của công ty.

 

OKRs không có quy tắc bắt buộc. Đây được coi là một tư tưởng hơn là một công thức.

 

Vì vậy không thể áp dụng 1 biểu mẫu OKRs nhất định cho tất cả các nhóm vì tính chất mỗi nhóm khác nhau. 

 

Việc thực hiện thành công những liên kết chéo giữa các cá nhân trong công ty là một phần quan trọng của phương pháp quản trị theo OKRs.

 

Senior Dev là những phần trung gian, là cầu nối nối giữa mọi liên kết.

 

Bởi vậy các Senior cần phải tuân thủ đúng OKRs của bản thân. Sự công khai cùng trách nhiệm cá nhân là yếu tố cần thiết để tạo ra sự cam kết mạnh mẽ của mỗi cá nhân trong tổ chức.

Sự công khai cùng trách nhiệm cá nhân là yếu tố cần thiết để tạo ra sự cam kết mạnh mẽ của mỗi cá nhân trong tổ chức.
Sự công khai cùng trách nhiệm cá nhân là yếu tố cần thiết để tạo ra sự cam kết mạnh mẽ của mỗi cá nhân trong tổ chức.

 

 

Chịu trách nhiệm cá nhân chưa bao giờ là một thói quen dễ, đặc biệt trong môi trường công nghệ thông tin. Các lập trình viên thường ngại giao tiếp và không chủ động trong các lỗi lầm của bản thân.

 

Họ thường hay đổ lỗi cho bất kỳ những ngoại cảnh nào tác động.

 

Bởi vậy các Senior cần thẳng thắn cho các dev biết rằng, không người quản lý nào muốn nghe 2 lần cùng một lỗi của nhân viên. Các Dev nên đặt ra những cam kết trong chính OKRs của mình và thực hiện theo đúng cam kết đó.

 

Hiểu thêm: Liên kết chéo trong OKRs quan trọng như thế nào?

 

Tạm kết 

 

OKRs là phương pháp quản trị mà bất kì Senior Developer nào cũng nên biết và có thể áp dụng dễ dàng cho doanh nghiệp hay đề xuất cho công ty. Phương pháp này sẽ giúp các nhà quản lý tiết kiệm thời gian theo dõi, xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và cải thiện hiệu suất làm việc.

 

Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!