Liên Kết Chéo Trong OKRs Quan Trọng Như Thế Nào?
Sự liên kết mục tiêu và kết quả chính giữa các OKRs là không thể thiếu trong trong quá trình xây dựng và phát triển OKRs. Bên cạnh việc minh bạch trong ứng dụng phương pháp quản trị mục tiêu cho các lập trình viên, liên kết chéo giữa các OKRs cá nhân là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Xem lại định nghĩa: OKR là gì? Senior Developer có cần OKRs không?
Liên kết chéo trong OKRs được ứng dụng như thế nào?
Ứng dụng
Các lập trình viên chủ động tạo Mục tiêu-Kết quả chính sau khi CEO công bố OKRs.
Thông qua các cuộc họp 1:1, các trưởng nhóm đưa ra những góp ý, điều chỉnh với các OKRs cá nhân. Qua đây, trưởng nhóm trình bày OKRs của mình, tức OKRs cả nhóm để mỗi lập trình viên có thể hiểu và biết những mục tiêu ưu tiên của cả nhóm.
Mỗi OKRs của trưởng nhóm cần sự hỗ trợ của các nhóm khác.
Các trưởng nhóm, thường là các senior developers cần có những cuộc đàm phán với các trưởng nhóm khác để có thể liên kết OKRs của các nhóm.
Nếu cuộc đàm phán không thành công, các trưởng nhóm cần họp lại với cả nhóm để điều chỉnh mục tiêu.
Sau khi các trưởng nhóm developers hoàn thành OKRs, họ sẽ cùng ngồi lại với giám đốc, hay quản lý cấp cao để công khai OKRs nhóm và OKRs cá nhân.
Lúc này, người quản lý hay CEO cần bao quát hết toàn bộ OKRs cá nhân.
Người quản lý điều chỉnh OKRs của mình phù hợp với định hướng mong muốn phát triển công ty và Mục tiêu của các nhóm trưởng.
Ví dụ
OKRs của công ty phát triển phần mềm Lisod:
- Mục tiêu: Phát triển Lisod trở thành một trong những công ty Outsourcing hàng đầu Việt Nam
Mục tiêu này sẽ được công bố và các nhóm sẽ thực hiện những KRs cụ thể :
– KRs phòng Marketing:
- Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu công ty phát triển phần mềm Lisod
- Truyền thông trên đa phương tiện, ít nhất 3 kênh truyền thông
–KRs nhóm phòng Kinh doanh
- 50 đơn hàng từ khách hàng mới trong quý II
- Doanh số từ khách hàng mới tăng 40% so với quý trước
- Chất lượng kiểm tra Sale về mức độ hài lòng của khách hàng đạt 85%
– KRs nhóm Devs
- Tỉ lệ hoàn thành sprint trên 70%
- Có 5 trình viên đạt chứng chỉ của AWS
- 3 lập trình viên đạt chứng chỉ của openjfs
Các cuộc họp 1:1 được diễn ra liên tục để có thể đảm bảo mọi OKRs được kết nối với nhau.
Tìm hiểu thêm: Các bước tạo OKRs cho Senior Developer
Cơ chế nào tạo ra sự liên kết giữa các OKRs
Đối với phương pháp quản trị Mục tiêu-Kết quả then chốt, luôn cần có sự minh bạch.
Nếu không minh bạch trong quá trình xây dựng phương pháp quản trị mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ không thể áp dụng tốt OKRs.
Các OKRs nên được xây dựng trên nguyên tắc rõ ràng, ai cũng có thể hiểu.
Các trưởng nhóm hay các Senior cần làm rõ mục tiêu và định hướng của bản thân.
Họ cần truyền đạt rõ thông tin OKRs đến mọi thành viên trong nhóm, đặc biệt là những OKRs phụ thuộc hay bị phụ thuộc.
OKRs là những mục tiêu xuất phát từ mong muốn nội tại của mỗi cá nhân. Bởi vậy, các lập trình viên thường có xu hướng ngại chia sẻ.
Tuy nhiên, các mục tiêu sẽ hiệu quả khi được công khai với tất cả mọi người.
Khi công khai các mục tiêu, các thành viên khác có thể biết và giúp đỡ, hỗ trợ đồng đội đội trong những mục tiêu khó nhằn. Lúc này, sự gắn kết, tương tác giữa các cá nhân được gia tăng.
Trong môi trường phát triển phần mềm, lỗi/bugs có thể xảy ra liên tục. Một lập trình viên có thể tham gia nhiều dự án phát triển cùng trong cùng một khoảng thời gian.
Bởi vậy, sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau giữa mọi thành viên cần được duy trì và phát huy liên tục.
OKRs chính là trợ thủ đắc lực giúp các lập trình viên liên kết mục tiêu của mình và mọi người để cùng hướng về “đích đến” chung.
Ngoài ra, các mục tiêu và kết quả chính sẽ được các thành viên, trưởng nhóm, nhân viên cấp cao nhận xét. Hãy thoải mái với những góp ý hay đóng góp của mọi người.
Sự phản hồi đa diện đa chiều giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng hơn.
Tác dụng của liên kết chéo trong OKRs
Liên kết chéo trong trong OKRs giúp gia tăng khả năng kết nối tương tác giữa những lập trình viên.
Đây là phương pháp quản trị mục tiêu cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp đem lại hiệu quả lớn nhất hiện nay.
Khi thực hiện liên kết, OKRs đảm bảo việc mục tiêu đặt ra để hoàn thành đúng thời hạn. Các mục tiêu chủ chốt được đưa ra phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
Liên kết OKRs giúp các thành viên ở các phòng ban khác nhau cùng hướng về tham vọng chung.
Các senior developers sẽ nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của những thành viên khác trong công việc và có thể trợ giúp họ trong những giai đoạn khó khăn của dự án.
Kết nối giữa các cá nhân, các phòng ban và quản lý cấp cao giúp mỗi lập trình viên hiểu rõ công việc đang làm của đồng nghiệp thuộc đội nhóm khác.
Các liên kết chéo trong OKRs sẽ gia tăng hiệu quả công việc, các vấn đề trục trặc sẽ được phát hiện và xử lý nhanh chóng.
Thực hiện đúng mục tiêu trong khoảng thời gian đã đề ra giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phát triển sản phẩm. Với OKRs, các mục tiêu được thiết lập và ban hành nhanh chóng giúp việc thực hiện mục tiêu triệt để hơn.
Bên cạnh đó, liên kết chéo trong OKRs giúp gia tăng hiệu quả công việc. Những hiệu quả từ OKRs giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa tài nguyên nhân lực, tiền bạc và thời gian.
Tạm kết
Mọi liên kết trong OKRs đều đem đến hiệu quả nhất định. Liên kết OKRs giúp Senior developer thoát ra khỏi lớp vỏ của chính mình, bước qua vùng an toàn của bản thân để vươn tới những mục tiêu mới. Ngoài ra, liên kết chéo trong OKRs giúp người lãnh đạo hiểu được mong muốn của người phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, liên kết chéo trong OKRs hướng mọi người về cùng một mục tiêu. OKRs là công cụ hoàn hảo cho các senior developers, nhà quản lý, giám đốc hay doanh nghiệp.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.