Kiểm Soát Dự Án Và Teamwork Hiệu Quả Cùng GIT
Thế giới lập trình vô cùng rộng lớn và nhiều nhánh rẽ.
Nếu coi việc học những ngôn ngữ lập trình như xây một ngôi nhà thì việc nắm chắc những kiến thức cơ bản chính là nền móng vững chãi cho ngôi nhà đó.
Bắt đầu từ căn bản, hiểu và áp dụng chuẩn những kiến thức căn bản vào dự án thực tế.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Lisod khi xây dựng chuỗi khóa học và đào tạo nội bộ chủ đề GIT.
Nội dung chính buổi workshop 28/5, nội dung đầu tiên trong chuỗi khóa học về Git sẽ đi sâu và làm rõ:
Git là gì?
Trước khi tìm hiểu về Git, chúng ta làm rõ khái niệm về VCS. VCS là công cụ phần mềm giúp quản lý mã nguồn trong suốt quá trình làm việc. Theo dõi việc sửa đổi code của các thành viên trong team cùng làm 1 project.
Git vốn là 1 VCS, là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. Nó cho phép ghi nhớ lại toàn bộ lịch sử thay đổi của source code trong dự án.
Lợi ích
- Phân chia công việc nhiệm vụ tốt hơn.
Git giúp các lập trình viên phân chia, sắp xếp thời gian và công việc tốt hơn. Bên cạnh đó, git hỗ trợ các lập trình viên khi hoạt động nhiều task cùng một lúc.
- Đây là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho làm việc nhóm
Ngoài ưu điểm về miễn phí và cho phép hoạt động online, Git còn là giúp các lập trình viên tự tin hơn khi thử nghiệm những ý tưởng mới.
Git hoạt động như thế nào?
Git coi thông tin được lưu trữ là một tập hợp các snapshot – ảnh chụp toàn bộ nội dung tất cả các file tại thời điểm.
Mỗi khi bạn “commit”, Git sẽ “chụp” và tạo ra một snapshot cùng một tham chiếu tới snapshot đó. Để hiệu quả, nếu các tệp không thay đổi, Git sẽ không lưu trữ lại file — chỉ là một liên kết đến tệp giống file trước đó mà nó đã lưu trữ.
Những lệnh cơ bản về mọi lập trình viên nên biết
- .gitignore: Chỉ ra những thứ không được theo dõi
- Add: Thêm nội dung tệp vào chỉ mục
- rm: Loại bỏ file riêng lẻ hoặc một danh sách file
- diff: Hiển thị những thay đổi giữa các commit, commit và working tree
- Status: check lại trạng thái của những file bạn đã thay đổi trong thư mục làm việc
- reset: Đặt lại head hiện tại về trạng thái được chỉ định
- Revert: Hoàn nguyên một số commit.
- Cherry-picking: áp dụng một số commit từ một nhánh này sang nhánh khác. Trường hợp bạn thực hiện sai và thực hiện chuyển đổi nhánh sai mục đích nhưng không muốn gộp cả 2 nhánh. Bạn có thể hoàn nguyên commit đó và chọn Cherry-Picking trên một nhánh khác
- Stash: loại bỏ các thay đổi khỏi chỉ mục của bạn và xóa stashes chúng đi sau.
- commit: Ghi lại các thay đổi với kho lưu trữ
- branch: Liệt kê, tạo hoặc xóa các nhánh
- checkout: chuyển các nhánh hoặc khôi phục các tệp cây đang làm việc.
- tag: Tạo, liệt kê, xóa hoặc xác minh đối tượng thẻ được ký bằng GPG
- push: cập nhật các nhánh từ xa với những thay đổi mới nhất mà bạn đã commit.
- pull: thể hiện các đề xuất thay đổi cho nhánh chính. Nếu bạn làm việc với một nhóm, bạn có thể tạo các pull request để yêu cầu người bảo trì kho lưu trữ xem xét các thay đổi và hợp nhất chúng.
- merge: Kết hợp hai hoặc nhiều lịch sử phát triển với nhau
- rebase: Áp dụng lại cam kết trên đầu cơ sở khác
- relog: Quản lý thông tin nhật ký. Ghi lại khi đầu của các nhánh được cập nhật
- blame: Hiển thị bản sửa đổi nào và tác giả đã sửa đổi lần cuối từng dòng của tệp
- log: Hiển thị commit log
- git fetch: Tải xuống các đối tượng và tham chiếu từ một kho lưu trữ khác.
Tìm hiểu thêm: Các lệnh cơ bản trong git mà bất kì lập trình viên nào cũng nên biết
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.