Workshop: Giao tiếp đúng cách theo lối tư duy tìm giải pháp cho vấn đề
“Workshop 5/3 được Lisod tổ chức trong nội bộ công ty với sự tham gia của toàn thể nhân viên. Chủ đề của buổi trò chuyện xoay quanh những vấn đề liên quan đến thói quen giao tiếp của các lập trình viên và đề ra phương pháp giao tiếp đúng cách theo lối tư duy tìm giải pháp cho vấn đề. Đưa ra những tình huống cụ thể thường diễn ra trong công ty để các thành viên có thể thực hành thực tiễn. Buổi workshop được diễn ra với mong muốn các lập trình viên của Lisod có thể cải thiện được kỹ năng giao tiếp và hình thành được thói quen giao tiếp giải quyết vấn đề.’’
Văn hóa giao tiếp trong môi trường phát triển phần mềm
Theo mô hình năng lực ASK hay KSA+ chỉ ra 3 yếu tố chính giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực là kiến thức kỹ năng và thái độ. Thực tế cho thấy chỉ 25% những người thành công là do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Như vậy có thể nhìn thấy được tâm tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong hành trình bước tới thành công. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà tất cả mọi người đều nên quan tâm.
Trong môi trường IT, vấn đề giao tiếp luôn là vấn đề cốt lõi cần quan tâm ở hầu hết các doanh nghiệp. Hầu hết các lập trình viên thường là những người có kỹ năng chuyên môn cao. Bởi vì những yếu tố kỹ thuật thì đòi hỏi tay nghề cao nên đôi khi các lập trình viên quá chú tâm đến nghiên cứu kỹ thuật mà bỏ qua sự giao tiếp hàng ngày.
Trong cuộc sống hàng ngày hay trong môi trường công sở, các lập trình viên tường được đánh giá là những người ít nói, ngại giao tiếp và không giỏi tương tác. Trong những cuộc đối thoại thông thường, thay vì những câu trả lời đầy đủ chủ ngữ vị ngữ, họ sẽ trả lời ngắn gọn như à, ừ, vâng, dạ….Quy tắc KISS( Keep it simple, stupid) như đã ăn sâu vào trong máu họ.
Bởi vậy, họ cũng thường trao đổi đội nhóm không tốt. Các vấn đề liên quan được xử lý không triệt để dứt khoát. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới tiến độ công việc.
Giao tiếp đúng cách bằng lối tư duy tìm giải pháp cho vấn đề
Sự e ngại và rụt rè trong giao tiếp làm cho cuộc hội thoại của các lập trình viên thường bị đứt đoạn. Đôi khi họ nghĩ họ đã thực sự hiểu vấn đề nhưng thực chất là họ đang hiểu sai vấn đề. Điều này thực sự rất nguy hiểm.
Khi gặp phải những vấn đề lớn hay nhỏ, các lập trình viên thường có xu hướng lảng tránh hay âm thầm tự giải quyết vấn đề, ngại nhờ sự giúp đỡ của người khác. Sự chủ quan trong lối tư duy làm cho lập trình viên luôn cô lập bản thân.
Khi phải chủ động giao tiếp, các lập trình viên thường có xu hướng né tránh, thông qua trung gian hay kết thúc những cuộc trao đổi một cách nhanh chóng.
Những vấn đề giao tiếp này có lẽ thường xuyên xảy ra trong các công ty công nghệ thông tin. Giải pháp cho những vấn đề giao tiếp này là các lập trình viên nên hình thành thói quen tư duy theo lối giải quyết vấn đề.
Có thể hiểu đơn giản, giao tiếp đúng cách theo lối tư duy giải quyết vấn đề là đưa ra những câu trả lời hướng tới giải quyết được vấn đề, kết quả đạt được thay vì những câu trả lời mang tính chất chỉ để trả lời hay những câu xã giao cơ bản.
Làm thế nào để giao tiếp đúng cách bằng lối tư duy giải quyết vấn đề
Đừng ngại thể hiện suy nghĩ, ý kiến của bản thân
Các lập trình viên thường gặp khó khăn trong khi diễn đạt suy nghĩ ý tưởng của mình. Để khắc phục được điều này, các lập trình viên nên tự tin hơn, đề xuất những ý tưởng mới, nói rõ cách làm phương hướng giải quyết vấn đề cho dù kết quả có không như mong muốn.
Đừng ngại ngần trước những câu hỏi đột ngột, đôi khi sếp của bạn chỉ muốn lắng nghe bạn nhiều hơn mà thôi.
Không đổ lỗi
Đổ lỗi cho một ai khác khi gặp vấn đề là thói quen giao tiếp xấu mà rất nhiều lập trình viên hay bất kì một ai khác đều hay mắc phải. Khi đổ lỗi cho người khác, bạn đang rũ bỏ trách nhiệm nhiệm cá nhân và chuyển nó sang một người khác.
Thay vì đổ lỗi, các lập trình viên hãy tập trung vào phương hướng giải quyết vấn đề. Hãy đề xuất những ý kiến của bản thân để khắc phục những lỗi lầm. Cùng đề ra mục tiêu hay mốc thời gian sẽ hoàn thành công việc.
Như vậy, chúng ta vừa có thể giải quyết vấn đề, vừa hình thành lối tư duy giải quyết vấn đề. Việc thực hiện lặp đi lặp lại sẽ hình thành những thói quen tư duy giải quyết vấn đề cho lập trình viên.
Hướng tới kết quả
Trong những cuộc họp,thông thường người quản lý thường mong nhận được những báo cáo về kết quả đã thực hiện được chứ không phải là quá trình người nhân viên đó thực hiện công việc. Các lập trình viên nên nắm bắt được tâm lý này để những câu trả lời có thể ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn có đầy đủ nội dung đáp ứng mong muốn của người hỏi.
Luyện tập hàng ngày, hình thành thói quen
Hình thành thói quen giao tiếp hay thói quen giao tiếp đúng cáchcách theo lối tư duy giải quyết vấn đề đều cần phải thường xuyên rèn luyện và thực hành. Các lập trình viên cần phải ý thức giao tiếp hiệu quả quan trọng như thế nào trong môi trường cần sự kết hợp giữa con người và công cụ máy móc.
Hình thành thói quen tư duy giải quyết vấn đề không chỉ giúp ích cho công việc lập trình viên mà còn giúp các lập trình viên cải thiện giao tiếp hàng ngày.
Tạm kết
Thói quen tư duy giải quyết vấn đề và hình thành thói quen giao tiếp đúng cách theo lối tư duy giải quyết vấn đề có thể coi là phương án tối ưu cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm hiện nay. Đây là thói quen tốt để các lập trình viên có thể phát triển kỹ năng mềm của bản thân.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.