Quy Trình 5 Bước Xây Dựng OKRs Hiệu Quả Cho Senior Developers
OKRs (Objectives and key results) là phương pháp quản trị bằng mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp quản trị này được áp dụng trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt trong outsourcing.
Quy trình xây dựng OKRs hiệu quả cho Senior Developers sẽ được thu gọn còn 5 bước đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của OKRs trong công ty phát triển phần mềm nói chung và lập trình viên lâu năm nói riêng!
Tác dụng của OKRs trong các công ty phát triển phần mềm Outsourcing
Trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm outsourcing, việc áp dụng OKRs cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ với nhau.
Khi OKRs được công khai, các frontend và backend cùng nhìn thấy được mục tiêu hướng đến kết quả đạt được, từ đó hình thành những mục tiêu chung phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
Từ các “đích đến” đầy tham vọng, phương pháp quản trị mục tiêu này giúp đo lường được mức độ hoàn thành công việc.
Điều này giúp cho các Senior Dev hay các trưởng nhóm có thể biết được những việc nhân viên của mình đang làm và có thể kịp thời đưa ra giải pháp trong trường hợp tiến độ công việc bị chậm trễ.
Áp dụng OKRs trong doanh nghiệp phần mềm giúp các Senior Developer hiểu được các lập trình viên trong nhóm hơn và tiếp cận rõ hơn với mục tiêu, tham vọng mà CEO đề ra.
Điều đó sẽ rất hiệu quả nếu các Senior Dev áp dụng đúng và kết nối mục tiêu của cá nhân đối với mọi người.
Tìm hiểu khái niệm: OKRs là gì? Senior developer có cần OKRs không?
5 bước để xây dựng thành công OKRs cho Senior developers
Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu về mục tiêu của CEO
Tùy thuộc vào từng quy mô tổ chức của doanh nghiệp mà các CEO có thể đặt ra những mục tiêu phát triển khác nhau.
Trong quá trình hình thành OKRs, trước tiên những lập trình viên lâu năm nên tìm hiểu kỹ lưỡng mục tiêu chung của công ty mà CEO đề ra trước đó.
Sau khi xác định rõ CEO muốn phát triển theo hướng nào, dự án tiếp theo có liên quan đến công nghệ nào trong quý tới, các Senior nên trực tiếp nghiên cứu OKRs của CEO hoặc trực tiếp hỏi lại CEO những đầu mục có đề cập liên quan trực tiếp đến mình.
Sau khi xác định rõ mục tiêu của mình, bạn hãy tự đặt ra OKRs cho bản thân. Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi và trả lời : “Tôi sẽ làm gì trong quý tới để phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty”.
Bước 2: Thực hiện OKRs
Trong giai đoạn này, Senior developers cần hoàn thành hoàn thành OKRs. Hãy xác định những mục tiêu bạn muốn thực hiện trong khoảng thời gian tới.
Các mục tiêu cần được cụ thể hóa, Và tốt hơn hết các “đích đến” đó cần được khơi gợi cảm hứng thực hiện mãnh liệt để tạo ra động lực mạnh mẽ.
Ngoài ra, các lập trình viên nên thiết lập thêm thời gian thực hiện công việc để quản trị mục tiêu tốt nhất.
Mục tiêu: Trở thành trưởng nhóm lập trình trong 6 tháng tới.
Ngay từ khi bắt đầu thiết lập mục tiêu, Các Senior/trưởng nhóm lập trình cần đặt ra ngay câu hỏi: ‘’Tại sao tôi muốn đạt được những mục tiêu này?’’ Hãy thiết lập những KRs có thể định lượng được. Bạn có thể đặt ra 3-5 kết quả chính. Lưu ý những kết quả này nên định lượng được.
Những Key Results này cần cụ thể, rõ ràng để bạn có thêm động lực duy trì hàng ngày.
- KR1: 3 khóa học quản lý đội nhóm
- KR2: Đạt thành tích nhân viên xuất sắc quý 3
- KR3: Nhận chứng chỉ B2 Tiếng Nhật
Bước 3: Liên kết chéo
Bạn nên công khai OKRs của bản thân cho các cá nhân liên quan được biết.
Tốt hơn hết lập trình viên “già làng” nên có những cuộc đàm phán 1:1 hay trao đổi ngắn với những người có liên quan đến mục tiêu của mình và những OKRs mình bị phụ thuộc.
Nếu bạn là các trưởng nhóm, việc liên kết chéo giữa các OKRs của các cá nhân hết sức quan trọng .
Lúc này bạn nên xem xét kỹ các mục tiêu cá nhân hay những mục tiêu phát triển đội nhóm. Hãy liên kết với đúng người.
Các trưởng nhóm lúc này cũng cần xác nghiên cứu kỹ lưỡng OKRs của các lập trình viên. Từ đó có thể tạo ra những mục tiêu chung của cả đội nhóm.
Bước 4: Hoàn thành và công bố
Sau khi hoàn thành OKRs cá nhân, các Senior cần công bố excel đã viết của mình cho tất cả mọi người. OKRs nên để công khai, bởi O(Object)-KRs (Key Results) chỉ thực hiện thành công khi mỗi cá nhân thực hiện đúng cam kết của bản thân với OKRs.
Công khai O(Object)-KRs(Key Results) giúp mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc, tạo động lực thúc đẩy trong nhóm.
Bước 5: Chỉnh sửa và thực hiện
Lúc này các OKRs cá nhân đang được những nhà quản lý cấp cao và CEO xem xét chọn lọc để hoàn thiện O(Object)-KRs (Key Results) của công ty. Sau khi OKRs công ty được hoàn thiện sẽ được công bố chính thức tới toàn thể nhân viên.
Thông thường các Senior hay lập trình viên đều bỏ qua quá trình này vì nghĩ OKRs đã công bố trước đó đã là OKRs hoàn chỉnh. Bởi vậy, khi nhân OKRs từ CEO bạn nên xem xét kỹ lưỡng.
Một số lưu ý cho Senior Developer khi thực hiện OKRs
Một trong những lỗi cơ bản mà bất kỳ ai áp dụng OKRs cùng thường gặp phải đó là liệt kê những công việc cần làm thay vì đặt ra những kết quả chính cần đạt được.
Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu hay đặt ra những mục tiêu không liên quan đến công ty. Các Senior nên đặc biệt lưu ý lỗi hay gặp phải này.
Nên có cái nhìn khách quan và tầm nhìn rộng để có thể hiểu được OKRs của công ty. OKRs của cả tổ chức sẽ thường mang tính quy mô và chiến lược hơn những OKRs cá nhân.
Đừng đặt những quan điểm cá nhân áp đặt lên OKRs của bất kỳ ai. Bạn chỉ có thể đưa ra cảm nhận và góp ý nếu OKRs đó liên quan trực tiếp đến bạn.
Sau cùng, cam kết của mỗi cá nhân rất quan trọng trong quá trình áp dụng của mỗi cá nhân. Đừng để những cảm hứng nhất thời hay lí do qáu tải công việc làm bạn bỏ quên OKRs.
Quản trị trong Senior developers: Liên kết chéo trong OKRs quan trọng như thế nào?
Lời kết
OKRs sẽ hiệu quả nếu bạn xác đinh đúng mục tiêu và các kết quả chính mình muốn thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể. Những lập trình viên nên tạo ra những mục tiêu cá nhân, chạy tới “đích đến” cá nhân song hành với sự phát triển của công ty . OKRs là phương pháp, là trợ thủ đắc lực giúp con người tạo động lực và thử thách để phát triển bản thân.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem
Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai
6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.
Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.
4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.