Tại sao Clean Code là một kỹ năng cần thiết của lập trình viên?
Chắc hẳn các lập trình viên đều đã quá quen với các khái niệm “clean code”, code sạch, code bẩn. Nghe đã nhiều nhưng không phải bất kì lập trình viên nào cũng hiểu rõ về code sạch và làm được điều đó.
Clean code được định nghĩa rất đơn giản và dễ hiểu nhưng việc tạo ra những dòng code sạch không hề dễ dàng.
Cần nhiều thời gian luyện tập và áp dụng nhiều phương pháp để tạo ra những dòng code xinh đẹp và sạch sẽ. Nội dung workshop là phần đầu tiên trong chuỗi nội dung đào tạo về Clean code của Lisod.
Clean code là gì?
Theo BJARNE STROUSTRUP – cha đẻ của ngôn ngữ C++, và là tác giả của quyển THE C++ PROGRAMMING LANGUAGE định nghĩa clean code như sau: “Code sạch đơn giản và rõ ràng.
Đọc nó giống như việc bạn đọc một đoạn văn xuôi. Code sạch sẽ thể hiện rõ ràng ý đồ của lập trình viên, đồng thời mô tả rõ sự trừu tượng và các dòng điều khiển đơn giản”.
Code càng đơn giản càng rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả cho lập trình viên khi theo dõi code và cũng giúp cho người theo dõi có thể dễ dàng xem và nhận xét các dòng code của người thực hiện.
Hiểu một cách đơn giản, clean code là làm cho code sạch, đẹp, giúp người đọc hứng thú.
Tại sao lập trình viên clean code?
Thực tế, các lập trình viên không thể loại bỏ hoàn toàn code bẩn. Tuy nhiên, việc tạo nên code sạch sẽ giống như cách chúng ta vẽ nên một bức tranh.
Hầu hết chúng ta đều nhận ra đâu là tranh đẹp, đâu là tranh xấu – nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta biết cách vẽ.
Code rởm gây khó khăn cho lập trình viên, là một bước lùi cho sự phát triển của bản thân và đội nhóm. Mọi code rởm đều là một mớ lộn xộn ẩn chứa những lỗi bug được giấu kín.
Code tồi, code rởm làm giảm hiệu suất công việc, tạo áp lực lớn cho các thành viên khác trong team.
Khi làm việc trong môi trường áp lực, các lập trình viên càng code càng trở nên rối. Trong mớ bòng bong này, bất kì lập trình viên nào cũng muốn đập đi xây lại từ đầu.
Tuy nhiên, đến giai đoạn này, quá lãng phí thời gian và tài nguyên để xây dựng lại từ đầu.
Nội dung workshop được soạn thảo dựa trên: Clean Code A Handbook of Agile Software Craftmanship
Hướng dẫn lập trình viên đặt tên rõ nghĩa
Để tạo ra những code sạch, lập trình viên cần giảm thiểu trùng lặp, sớm xây dựng những trừu tượng hóa nhỏ và đặt tên rõ nghĩa.
Đây là những nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ lập trình viên nào cũng cần nắm rõ.
Nội dung buổi Workshop Clean code là những hướng dẫn và lưu ý cho lập trình viên về cách đặt tên rõ nghĩa và cách viết hàm.
Thành thạo những kiến thức cơ bản là tiền đề để nâng cao kỹ năng chuyên môn cho lập trình viên.
Cách lập trình viên viết hàm sao cho “sạch”
Nguyên tắc đầu tiên của hàm là chúng phải nhỏ. Nguyên tắc thứ hai là chúng phải nhỏ hơn nữa.
Nội dung chính của phần 2 Workshop xoay quanh kiến thức về hàm, cách viết hàm cho chuẩn. Những ví dụ thực tế trong suốt quá trình thực hiện dự án của Lisod được đưa ra.
Mỗi lập trình viên cùng nhìn lại những dòng code của mình và chỉnh sửa hàm code đúng chuẩn.
Những ví dụ thực tiễn được N.Q.H – chủ trì workshop, lập trình viên với gần 5 năm kinh nghiệm, chỉ ra cho những lập trình viên cùng đóng góp ý kiến và cùng nhau sửa đổi, cùng nhau phát triển.
Tại Lisod những lập trình viên được làm việc trực tiếp với các dự án thực tế.
Kết luận
Khác biệt hoàn toàn với những doanh nghiệp lựa chọn cầm tay chỉ việc cho những lập trình viên fresher, Lisod tin rằng những người đồng nghiệp là người thầy gần gũi nhất và tốt nhất của mỗi lập trình viên nào.
Kết thúc buổi workshop, chúng tôi tin rằng mỗi lập trình viên của Lisod đều rút ra cho mình những kiến thức hữu ích về cách đặt tên và cách viết hàm.
Những tranh luận, góp ý và chỉnh sửa làm cho buổi workshop trở nên sôi động hơn và giúp những lập trình viên học hỏi được nhiều hơn từ những người đồng nghiệp, những anh chị đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công ty.
Tuyển dụng IT tại Lisod Vietnam Xem ngay!
Nhiều lượt xem

Những kỹ năng cần có để trở thành BrSE chuyên nghiệp
BrSE là một vị trí công việc toàn năng đòi hỏi bạn cần nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn thật sự yêu thích và luôn mong muốn phát triển bản thân, bạn chỉ cần cố gắng là có thể học được. Bên cạnh phát triển những kỹ năng ‘’cứng’’ hãy trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể thuận lợi phát triển trong tương lai

6 lỗi BrSE thường gặp phải khi quản lý dự án
Sai lầm trong quản lý dự án của BrSE (PM - tùy quy mô từng công ty) là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dự án thất bại. Những sai lầm này làm hao hụt nguồn tài nguyên và ngân sách lớn từ các công ty. Kỹ sư cầu nối hay những lập trình viên đều cần trau dồi kỹ năng quản lý dự án. Họ đều cầu có sự nhanh nhạy trước những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 6 sai lầm mà Brse, các lập trình viên senior hay các nhà quản lý dự án thường mắc phải.

Quy trình quản lý rủi ro của người Nhật cho BrSE
Trong dự án, cùng với quản lý thời gian và tiến độ công việc, kiểm soát được rủi ro là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bằng cách dự đoán trước những gì xảy ra và thực hiện các biện pháp, các BrSE có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. Quản lý rủi ro theo phong cách người Nhật sẽ đưa ra những phương pháp quản trị phù hợp giúp các kỹ sư cầu nối có thể áp dụng trong quản lý dự án.

4 Bước Quản Lý Dự Án Của Người Nhật Cho BrSE
Quản lý dự án là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết mà một BrSE giỏi cần có. Không chỉ cần biết về lập trình IT, phần mềm, tin học ứng dụng, BrSE cần biết quản lý dự án để cung cấp những giải pháp và truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến đội ngũ lập trình viên.